Những bài thuốc để đời của lương Y Nguyễn Kiều

Thứ sáu - 02/03/2018 16:53
Những công tình khoa học của lương Y Nguyễn Kiều đã để lại giá trị to lớn đối với Y học Việt Nam và đây là nền tảng viết tiếp cho bước phát triển tiếp theo của Y học nước nhà.
Những bài thuốc để đời của lương Y Nguyễn Kiều


Có rất nhiều hội thảo bàn luận về các giá trị tài liệu mà thầy Nguyễn Kiều để lại, hàng chục tham luận của các GS.TS, Dược sỹ, bác sỹ, lương y, thầy thuốc đã tập trung làm rõ tài năng và những đóng góp to lớn của lương y Nguyễn Kiều trong bảo tồn và phát triển thuốc nam của dân tộc như: Chẩn trị thực tiễn, kinh nghiệm bào chế và sử dụng thuốc nam của lương y Nguyễn Kiều; Nghiên cứu độc tính cấp và bán cấp của dịch chiết quả Dứa dại trên động vật thực nghiệm..v.v...       

GS.TS. Trương Việt Bình – Giám đốc Học viện nhấn mạnh: lương y Nguyễn Kiều tức Ba Kiều sinh ngày 25-5-1891, mất 2-12-1974. Thầy là một thầy thuốc đức độ. Trong sự nghiệp thầy đã xuất bản các tác phẩm “Cơ bản tính thuốc ta” gồm 250 vị thuốc và giới thiệu 40 bài thuốc Nam giá trị; viết tài liệu “Bệnh án lâm sàng” và các sách “chẩn trị thực tiễn” hướng dẫn phương pháp chẩn đoán phòng chữa bệnh, đúc kết từ thực tiễn gần 50 năm chữa bệnh và dạy học. Những tác phẩm của thầy đã để lại cho nền y học cổ truyền hiện nay những giá trị vô cùng to lớn.

gio cu nguyen kieu2

Người đời sau đều tưởng nhớ đến công lao của lương y Nguyễn Kiều

Giấc mơ Nam dược trị nam nhân mà lương y Nguyễn  Kiều đang được tiếp nối bởi những thế hệ học trò sau, với sự đầu tư bài bản về nghiên cứu, tài chính, cơ sở vật chất hạ tầng, nhằm đưa những sản phẩm Nam Dược tốt nhất đến tay người bệnh, hoàn thành tâm nguyện của Thầy kiều.

Những công trình khoa học được Lương Y Nguyễn Kiều chắt lọc trong quá trình giảng dạy và làm việc:

1. Sổ tay thuốc ta nhân dân. Bản thảo tính thuốc Nam (lưu hành ở nam bộ).
2. Tuyên ngôn y học tổ quốc - Năm nguyên tắc 13 điểm chỉ dẫn sử dụng dược trong điều trị.
3. Vấn đề chẩn đoán phòng chữa và cơ sở bệnh lý học.
4. Vấn đề chẩn trị thực tiễn. 500 chứng. 10 nguồn bệnh.
5. Lý thuyết trường sinh và vấn đề sinh lý trong thuốc ta.
6. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề ăn uống chữa bệnh.
7. Cơ bản tính thuốc Nam (nhà xuất bản y học Bộ y tế 1962).
8. Vấn đề dược lý học và dược nghiệp học.
9. Bản thảo thuốc Việt Nam Côn Lôn.
10. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt nền y học dân tộc Việt Nam.
11. Vấn đề tổ chức nuôi trồng bảo tồn dược liệu và sản xuất thuốc theo phương pháp hiện đại, tiến tới không phải phụ thuộc thuốc nước ngoài.
12. Đấu tranh chống quan niệm sai lầm, bảo về sự trong sáng của y học dân tộc.
13. Vấn đề tổ chức phòng bệnh rộng rãi trong cả nước, dưỡng sinh bảo vệ môi trường sống, cải tạo nòi giống.
14. Vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ y tế xã hội chủ nghĩa trên cơ sở thực tế nâng cao y học đan tộc, kết hợp y học dân tộc với y học hiện đại, tiến tới người nghèo chữa bệnh không phải mất tiền.

Những bài thuốc nổi tiếng của lương Y Nguyễn Kiều

Lương y Nguyễn Kiều nổi tiếng không chỉ với những bài thuốc chữa xương khớp mà còn nổi tiếng với các bài thuốc khác để trị các bệnh như: bệnh nam nữ khoa, bệnh gan mật, tỳ vị..v..v… Cùng tìm hiểu một số bài thuốc nổi tiếng của lương y Nguyễn Kiều:

Bài thuốc chữa xương khớp của lương y Nguyễn Kiều dùng cho các nguyên thủ quốc gia trong nhà tù Côn Đảo:

Thành phần bài thuốc gồm có: vữa vôi, phèn chua, cỏ xước, nước đồng tiện, bồ hóng, rượu cùng một vài vị thuốc nam khác.

Từ những vị thuốc đơn giản này đã giúp các nguyên thủ quốc gia vượt qua được những đòn tra tấn dã man của thực dân.

Bài thuốc chữa xương khớp của lương y Nguyễn Kiều để nhớ lại năm 13 tuổi thầy bị ngã và phải dùng đến bài thuốc này cho hết bệnh. Được thầy đặt tên là “Nguyễn Kiều tái tạo hoàn”.

Bài thuốc bao gồm các vị thuốc sau:

  • Bồ hóng gác bếp: 200g
  • Phèn chua phi: 50g
  • Quả chanh nóng (không có chanh có thể thay bằng dấm thanh): 5 quả
  • Vôi ăn trầu (đốt khô): 10g
  • Nước tiểu trẻ em 8 tuổi, khỏe mạnh: 2 lít
  • Rượu: 0,5 lít

Cách dùng của bài thuốc:

  • Ô long (bồ hóng gác bếp) cho vào nước sạch, quấy đều, loại bỏ cặn.
  • Phèn chua cho vào chảo gang phi khô một nửa, sau đó để nguội rồi tán.
  • Vôi ăn trầu đặt trên viên ngói đốt khô.
  • Chanh quả nướng bỏ hạt vắt lấy nước, trộn đều với các vị trên rồi cho vào chai, hoặc đổ vào lọ nước tiểu ngâm, nút kín để từ 3 đến 21 ngày (chon xuống đất càng tốt), bỏ bã, lấy nước uống.

Cách dùng:

  • Ngày uống từ 20- 50ml. Chia ngày 2 lần, uống lúc không no cũng không đói.
  • Tùy thể trạng của người bệnh để định liều cho phù hợp.
  • Phụ nữ có thai không được sử dụng.

 Lương y Nguyễn Kiều ngoài nổi tiếng với các bài thuốc chữa xương khớp ra còn nổi tiếng với các bài thuốc khác, như:

Bài thuốc trị về bộ phận sinh dục của nam và nữ, hành kinh đau bụng. Được thầy đặt tên là bài “kiên cung hoàn”

Gồm các vị thuốc:

  • Nhũ hương: 80g
  • Một dược: 80g
  • Mộc hương: 160g
  • Lô hội: 120g
  • Đại hoàng: 8g (được tẩm sao cháy 3/10)
  • Thổ phục linh: 200g
  • Xuyên tiêu: 80g (sao qua)
  • Tiểu hồi: 40g
  • Đại hồi: 8g
  • Dấm: 2 lít
  • Rượu: 1 lít
  • Đường phèn: 480g

Cách chế biến bài thuốc:

  • Thổ phục linh, mộc hương, xuyên tiêu, tiểu hồi, đại hồi, đại hoàng tán bột rồi trộn chung.
  • Lô hội, nhũ hương, một dược nấu với nước lọc bỏ cặn, canh đặc rồi tẩm vào các thuốc bột trên.
  • Sau đó tẩm dấm với rượu rồi đem phơi hoặc sấy khô. Sau đó tán bột mịn, làm hoàn với đường phèn hoặc kẹo mạch nha.

Cách dùng thuốc:

  • Ngày uống 8-16g, chia 2 lần uống trong ngày, uống với nước ấm.

Bài thuốc “Cao Giải Phóng” để chữa các chứng liên quan đến nổi mụn nhọt, ngứa ngoài da, chức năng gan- thận suy giảm…

Thành phần bài thuốc:

  • Ké đầu ngựa: 300g
  • Cà gai leo: 1000g
  • Kim ngân hoa: 2000g
  • Vỏ gạo gai: 2000g
  • Bồ công anh: 2000g
  • Trinh nữ: 1000g
  • Đơn mặt trời: 500g
  • Tầm duột: 500g
  • Cam thảo nam: 500g
  • Thổ phục linh: 5000g

Cách chế biến thuốc:

  • Các vị thuốc thái nhỏ. Cho thuốc vào chảo, đổ ngập thuốc, nấu còn 1/3, nước thứ 2 ít hơn. Trộn 2 nước lại rồi cô đặc thành cao miếng. Hoặc cao lỏng đặc như mật ong cho vào chai để dùng.

Cách dùng thuốc:

  • Ngày dùng từ 12-20g, chia 2 lần, uống sau ăn 2 giờ.
  • Trẻ em khi uống có thể cho thêm một chút mật ong hoặc đường cho dễ uống.
  • Cắt nhỏ cao cho vào cốc, đổ nước sôi ngâm cho tan, uống lúc còn ấm.
  • Tùy thể trạng người bệnh mà sử dụng liều lượng cho phù hợp.
  • Phụ nữ có thai thận trọng khi sử dụng.
  • Khi dùng thuốc nên kiêng dầu mỡ, thịt gia cầm, các đồ ăn có tính nhiệt, ăn nhạt.

Trên đây là đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của lương y Nguyễn Kiều trong y học. Những lý luận của ông đã góp một phần không nhỏ cho nền y học cổ truyền của của nước nhà. Những bài thuốc, lý luận, và các phương pháp chẩn đoán của lương y Nguyễn Kiều để lại vẫn còn bám sát với thực tế hiện nay.

Bùi Thương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây