Nhớ về lương Y Nguyễn Kiều - Người sáng lập ra Tuệ Tĩnh Hồng, hiệu trưởng đầu tiên của trường Y học dân tộc Tuệ Tĩnh

Thứ sáu - 09/02/2018 09:20
Người sáng lập ra Tuệ Tĩnh Hồng, hiệu trưởng đầu tiên của trường Y học dân tộc Tuệ Tĩnh. Lịch sử y học vinh danh nhiều tên tuổi ở các vùng miền khác nhau, thậm chí trong điều kiện bị kẻ thù giam cầm, đầy ải, tra tấn. Một trong những vị lương y đó đã xuất hiện trong thế kỷ 20, gắn liền với sự nghiệp của Đảng cộng sản Việt Nam, không ai khác đó là lương y Nguyễn Kiều.
Nhớ về lương Y Nguyễn Kiều - Người sáng lập ra Tuệ Tĩnh Hồng, hiệu trưởng đầu tiên của trường Y học dân tộc Tuệ Tĩnh
Nhớ về lương Y Nguyễn Kiều – Người sáng lập ra Tuệ Tĩnh Hồng, hiệu trưởng đầu tiên của trường Y học dân tộc Tuệ Tĩnh
Lịch sử y học vinh danh nhiều tên tuổi ở các vùng miền khác nhau, thậm chí trong điều kiện bị kẻ thù giam cầm, đầy ải, tra tấn. Một trong những vị lương y đó đã xuất hiện trong thế kỷ 20, gắn liền với sự nghiệp của Đảng cộng sản Việt Nam, không ai khác đó là lương y Nguyễn Kiều. Lương y tiêu biểu cho thế kỷ 20, những kinh nghiệm của thầy để lại cho thế hệ sau làm cơ sở lý luận và  phương pháp chẩn trị, những điều thầy để lại vẫn còn bám sát với thực tế hiện nay.

Lương y Nguyễn Kiều – một thầy thuốc, một nhà chiến sỹ cách mạng - đã gắn bó cả cuộc đời và sự nghiệp cho nền y học cổ truyền của đất nước, trong đó đặc biệt chú trọng nghiên cứu, phát huy, kế thừa và phát triển các bài thuốc Nam. Thầy chính là người sáng lập trường thuốc Nam Tuệ Tĩnh – tiền thân của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam ngày nay và phòng khám Tuệ Tĩnh Hồng. Ngày nay các thế hệ học trò của thầy đã kế thừa và phát huy những phương pháp chẩn trị và tư tưởng của người. Nhằm xây dựng và nhân rộng ngọn cờ Tuệ Tĩn Hồng (trích nhật ký nhà tù Côn Đảo (1862-1930)) Lương Y Nguyễn Kiều – Thầy thuốc, người chiến sĩ cách mạng tiêu biểu Bài thơ đập đá Cô Lôn có nội dung như sau:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập vỡ mấy trăm hòn

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
Những kẻ vá trời khi lở bước
Gian nan chi kể chuyện cỏn con.

(Phan Chu Trinh- Côn Lôn năm Đinh Mùi 1907)

Bài thơ được Phan Chu Trinh viết tại nhà tù Cô Đảo cùng các đồng chí nguyên thủ quốc gia bị bắt nhốt ở đó. Thầy nổi danh là Ba Kiều – Côn Lôn trong 15 năm bị tù ở Côn Đảo. Nguyễn Kiều sinh ngày 25-5- 1891, ở xóm 2, thôn Long Hậu, xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp). Vốn là thầy thuốc bắc nổi tiếng, song xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, thầy đã theo con đường của Tuệ Tĩnh, say mê nghiên cứu thuốc Nam trị bệnh giúp người lao động. Năm 1927, Hoàng Cái - một người hoạt động cách mạng từ nước ngoài về đã đưa Nguyễn Kiều về tham gia phong trào thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Đầu
năm 1930, đã được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương. Cuối năm 1930, thầy bị thực dân Pháp bắt và đày ra Côn Đảo với cái án 20 năm tù khổ sai (làm kinh tế mạo hiểm).
Trong 15 năm tù đày chịu biết bao đau đớn về thể xác, bị xếp vào phần tử nguy hiểm, lang Kiều tổ chứchơn 10 lần vượt ngục, có lần về đến đất liền lại bị bắt đày ra đảo. Mỗi lần vượt ngục không thành, bị Toustou (đảo trưởng) săn đuổi bắt được là một lần bị phạt. Bọn gác ngục rất ngán, nhưng phục tài Lang Kiều chữa bệnh. Chịu đủ mọi hành hạ của kẻ thù, nhưng với nghị lực của người chiến sỹ cách mạng, thầy đã vượt lên và theo đuổi sự nghiệp thuốc nam của Tuệ Tĩnh. Không những cứu được nhiều chiến sỹ ưu tú của Đảng đang bị giam cầm trong ngục cùng với các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà Nước như: Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Phạm Hùng…. (Ở bảo tàng Tôn Đức Thắng còn ghi lại công lao của thầy- Trích nhật ký nhà tù Côn Đảo) - làm sao các nguyên thủ quốc gia sống sót được dưới những hành hạ của thực dân. Ngoài ra, còn ghi chép những bài thuốc gửi về đất liền qua đường dây bí mật phục vụ các đồng chí, đồng bào.

Một số bài thuốc đã dùng cho các nguyên thủ quốc gia như: dùng tiết lợn với phèn chua để chữa đau dạ dày cho Thủ tướng Phạm Hùng. Sau cách mạng tháng 8, thầy được trở về đất liền, tiếp tục hoạt động cách mạng và phát triển thuốc nam chữa bệnh cho cán bộ, bộ đội và nhân dân. Dù ở đâu và bận nhiều công việc, thầy vẫn dành thời gian nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm khám
chữa bệnh, tổ chức sao chế thuốc thang, thuốc hoàn, tán chữa bệnh cho bộ đội ở tiền tuyến. Kết hợp nghiên cứu thuốc của môn phái võ thuật, thầy chế ra bài “Trật đả” chuyên trị bệnh nặng về cột sống cho các cán bộ cấp cao của Đảng. Bài thuốc vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay là một trong những bài thuốc chữa bệnh độc đáo của trường Tuệ Tĩnh - nay là Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam. Song song với việc chữa bệnh thầy dành nhiều thời gian cho viết sách giảng dạy, đào tạo các thế hệ tiếp nối. Thầy chủ trương dạy học trò bằng nhiều lối, giáo dục ý chí tiến công cách mạng, lập trường kiên định đường lối y học dân tộc  của Đảng và Bác Hồ. Từ đó nâng cao đạo đức, trách nhiệm, thái độ của người thầy thuốc. Các học trò xuất sắc nổi bật của thầy như lương y Nguyễn Xuân Việt, lương y Nguyễn Văn Khi... đã tiếp thu những tinh hoa của người. Họ là những con người tài năng, có tâm có đức và luôn hướng thiện., luôn mang trong mình tình yêu nghề, cùng với phương châm chữa bệnh trung thực, trách nhiệm và hết lòng với người bệnh. Họ đã áp dụng được những khoa học kỹ thuật vào trong bào chế cũng như đưa ra những sản phẩm có giá trị điều trị bệnh cũng như thuận tiện trong bảo quản và sử dụng. Càng tìm hiểu sâu, lại càng cảm phục tư tưởng mà Lương y Nguyễn Kiều đã truyền dạy cho các thế hệ của mình. Thầy luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ lương y dân tộc noi theo trên con đường bảo vệ sức khỏe người dân Việt. Hiệu trưởng đầu tiên của trường Y học dân tộc Tuệ Tĩnh. Năm 1971, ở tuổi 80 thầy được bổ nhiệm làm hiệu trưởng đầu tiên của trường Tuệ Tĩnh- Bộ y tế. Hơn 60 năm thực tế chữa bệnh cho cán bộ, nhân dân ở cả hai miền Nam Bắc và miệt mài nghiên cứu các sách của Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, cũng như các phương pháp của y học hiện đại, đã giúp thầy hiểu biết và nắm vũng nhiều loại bệnh của nhân dân. Kế thừa được nhiều kinh nghiệm dân gian, tích lũy được nhiều kinh nghiệm của bản thân. Dựa trên nền tảng y học cổ truyền dân tộc Việt Nam, liên hệ, vận dụng hệ tư tưởng
Mác – Lê Nin và phương pháp duy vật biện chứng một cách sáng tạo, thầy đã đề ra phương pháp chữa bệnh theo 10 nguồn, ba bệnh tổng hợp, bảy bệnh khó chữa… mỗi loại bệnh chứng đều có cách phòng chữa thích hợp. Thầy khát khao xây dựng nền y học dân tộc Việt Nam độc lập, tự chủ, tự cường, không phụ thuộc thuốc nước ngoài. Người nghèo uống thuốc không phải mất tiền.
Đi đến đâu thầy cũng sử dụng ngay những vị thuốc sẵn có chữa bệnh cho nhân dân. Thầy phát hiện ra nhiều loại bệnh phức tạp mà nguồn gốc do ứ huyết gây ra. Kết hợp nghiên cứu thuốc của môn phái võ thuật, thầy chế ra bài “Trật đả” chuyên trị bệnh nặng có hiệu quả là một trong những khoa chữa bệnh độc đáo của trường Tuệ Tĩnh. Song song với chữa bệnh thầy dành nhiều thời gian cho viết sách giảng dạy, đào tạo các thế hệ tiếp nối. Thầy chủ trương dạy học trò bằng nhiều lối: “Học luôn đi đôi với hành” lý thuyết phải gắn liền với thực tế, đồng thời giáo dục ý trí tiến công cách mạng, lập trường kiên định đường nối y học dân tộc của Đảng và Bác Hồ. Từ đó nâng cao đạo đức, trách nhiệm, động cơ, thái độ của người thầy thuốc.Trong từng khâu chẩn đoán, điều trị, dùng thuốc chăm sóc phục vụ người bệnh kịp thời, thuận tiện nhiều nhanh tốt rẻ.

Bùi Thương

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây