Cha mẹ nên là tấm gương để cho con cái hình thành văn hoá đọc sách

Chủ nhật - 21/04/2024 17:27
Nhiều ý kiến cho rằng, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, lớp trẻ đang dần quên đi thói quen đọc sách, thay vào đó chủ yếu đọc những dòng trạng thái ngắn trên các trang mạng xã hội, hoặc dành thời gian cho các hoạt động giải trí khác như chơi game, lướt web, mua sắm,...
Một hoạt động giới thiệu sách
Một hoạt động giới thiệu sách
Theo thầy Lê Viết Chung, chuyện đọc sách nên bắt đầu từ khi các con còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi vào trường mầm non mẫu giáo…

“Tôi vào lớp đông 80 em và hỏi: Hè này các em có đọc sách không và đọc sách gì hãy kể thầy nghe. Cả lớp không một cánh tay, chỉ cúi mặt và lắc đầu…”, thầy Lê Viết Chung kể khi nói về thực trạng văn hóa đọc trong sinh viên hiện nay.

Bên cạnh công việc giảng dạy, hơn 10 năm qua, thầy Lê Viết Chung, giảng viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng còn một công việc tâm huyết khác, đó là hành trình “cõng sách” đến các trường vùng sâu vùng xa, và những buổi trò chuyện, tọa đàm, thuyết trình, giới thiệu về sách,... với mong muốn truyền ngọn lửa đam mê và tình yêu sách đến với thế hệ trẻ.

Văn hóa đọc trong sinh viên có sự phân tầng “rất đáng phải lo ngại”

Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Lê Viết Chung tâm sự, tình yêu sách được nhen nhóm hình thành trong thầy từ những ngày còn mẫu giáo, qua những câu truyện tranh ngụ ngôn La Fontaine, truyện cổ tích Việt Nam được mấy ông anh mua cho. Vốn trong gia đình có sẵn rất nhiều sách, và những người anh trai cũng mê đọc sách, vì vậy như một lẽ tự nhiên, tình yêu với sách của thầy Chung cũng được bồi đắp và lớn dần lên từ đó.

“Tôi có thói quen đọc sách vào buổi trưa và buổi tối trước khi đi ngủ. Ngày xưa còn khỏe, bắt gặp được cuốn sách nào hay thì đọc quên đêm quên ngày, khi có tuổi, công việc bận bịu nên đọc sách cũng phải có quy định trừ ngày thứ bảy, chủ nhật có thể cho phép mình ngồi đọc cả buổi”, thầy Chung tâm sự.

Những giá trị và ý nghĩa tốt đẹp của văn hóa đọc sách là điều không thể phủ nhận. Từ sự quan sát và chiêm nghiệm của mình, thầy Lê Viết Chung khẳng định, thông qua việc đọc sách, sinh viên nhận được rất nhiều những giá trị cho bản thân. Đó có thể là vốn kiến thức chuyên ngành phục vụ cho công việc chuyên môn, kiến thức về văn hoá, tâm lý, giáo dục phục vụ cho việc xây dựng ý thức, tư tưởng và cảm xúc của người đọc… Cũng có thể là kiến thức về lịch sử để thế hệ trẻ hiểu và tự hào dân tộc mình. Hay đôi khi, đó cũng là những kiến thức mang lại cho người đọc những giây phút thoải mái, giải trí lành mạnh, yêu đời.

“Dù là mang lại những kiến thức như thế nào đi nữa thì theo tôi, có một mẫu số chung về giá trị của sách - đó là mang lại cho người đọc một sự hiểu biết, một thái độ sống tốt đối với bản thân mình và với những người xung quanh”, thầy Chung nhấn mạnh.

Tuy nhiên thầy Chung nhận định, văn hoá đọc sách hiện nay trong tầng lớp sinh viên có sự phân tầng “rất đáng phải lo ngại”. Theo đó, một số rất ít các em mê đọc sách, đọc nhiều và đọc sách như là một hoạt động thường nhật. Một số thì thỉnh thoảng đọc nếu được bạn bè giới thiệu còn đa số là các bạn không đọc sách. Thậm chí, ngay cả trong đội ngũ giáo viên nếu có một cuộc điều tra nho nhỏ sẽ thấy các thầy cô cũng rất ít đọc sách, ngoại trừ những cuốn sách về chuyên môn của mình.
 

Phát triển văn hóa đọc từ chính “cái nôi” gia đình, trường học

Nhiều ý kiến cho rằng, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, lớp trẻ đang dần quên đi thói quen đọc sách, thay vào đó chủ yếu đọc những dòng trạng thái ngắn trên các trang mạng xã hội, hoặc dành thời gian cho các hoạt động giải trí khác như chơi game, lướt web, mua sắm,...

Tuy nhiên, thầy Chung cho rằng đây không phải là vấn đề chính: “Thật ra thì người ta thường đổ thừa việc không đọc sách của lớp trẻ là do sự bùng nổ của công nghệ thông tin và đó cũng là lý do để đổ thừa học sinh ngày nay không chịu học tập. Phải nhìn thẳng vào vấn đề khi cha mẹ các em không đọc sách chỉ lo cầm điện thoại, lướt mạng xã hội thì không thể đòi hỏi các con mình hình thành một thói quen đọc sách.

Thậm chí, ở nhiều trường, thư viện chỉ là một kho sách vô cảm, khi các thầy cô chỉ chăm chăm giảng dạy bộ môn của mình, khi mọi sinh hoạt đều chạy theo thành tích như múa hát, thi học sinh giỏi, thi an toàn giao thông, … nên không còn khoảng đất trống nào để gieo mầm cho việc đọc sách của các em. Đó là chưa nói đến xã hội…”

Bởi vậy, vị giảng viên cho rằng, công nghệ thông tin, nếu biết điều chỉnh sẽ là một sự hỗ trợ đắc lực cho việc lan tỏa niềm đọc sách của giới trẻ. Điều quan trọng hơn, đó là sự làm gương, định hướng và tạo môi trường để phát triển, lan tỏa những điều tốt đẹp như văn hóa đọc sách từ chính những “cái nôi” là gia đình, trường học.
 

Tác giả bài viết: Thắng Lợi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây