Việt Nam có thế hệ doanh nghiệp mới khởi nghiệp dựa trên tài sản trí tuệ

Chủ nhật - 21/04/2024 17:17
Ngày 19/04/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ hưởng ứng ngày Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo (ĐMST) thế giới (21/4) nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và ĐMST trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội bền vững và thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của con người.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu khai mạc tại buổi Lễ
Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu khai mạc tại buổi Lễ

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho biết, tại Việt Nam, với sự chung tay của các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, các nhà khoa học, sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, hệ thống ĐMST quốc gia ngày càng hoàn thiện. Từ năm 2017, Bộ chỉ số ĐMST toàn cầu (GII) do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố hằng năm đã được Chính phủ sử dụng như một công cụ quan trọng nhằm tham khảo, xây dựng, ban hành các chính sách thúc đẩy ĐMST ở Việt Nam. Cũng từ năm 2017 đến nay, GII của Việt Nam liên tục được cải thiện (tăng từ vị trí 59 năm 2016 lên vị trí 46 năm 2023). Việt Nam luôn duy trì vị trí thứ 2 trong nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp và là 1 trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về ĐMST trong thập kỷ qua. Từ năm 2023, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Bộ chỉ số ĐMST cấp địa phương (PII) đã chính thức triển khai trên phạm vi toàn quốc theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2023 Phiên họp thường kỳ tháng 01/2023 trực tuyến tới địa phương nhằm cung cấp bức tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và ĐMST (KH,CN&ĐMST) của từng địa phương. Qua đó, cung cấp căn cứ và bằng chứng về điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố tiềm năng và các điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ trưởng cho biết thêm, bên cạnh các kết quả đạt được, năng lực ĐMST của Việt Nam cần tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn tới, nhằm góp phần trực tiếp vào tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm hàng hóa, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Việt Nam đang chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ dựa vào vốn và lao động sang mô hình tăng trưởng dựa trên KH,CN&ĐMST. Đây là mục tiêu dài hạn, cần sự vào cuộc, sự chung tay góp sức của các bộ, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp và toàn xã hội trong ứng dụng và phát triển KH,CN&ĐMST. Nhân buổi Lễ ngày hôm nay, Bộ KH&CN xin trân trọng cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự chỉ đạo sâu sát của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và sự hỗ trợ, hợp tác của các bộ, ngành, địa phương, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các doanh nghiệp và của toàn xã hội để hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST có những đóng góp ngày càng thiết thực hơn cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Bộ KH&CN cũng xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ rất chân thành, hiệu quả từ các tổ chức quốc tế trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST của Việt Nam trong thời gian qua và mong muốn có thêm nhiều cơ hội hợp tác trong thời gian tới.

Tại Việt Nam, hoạt động ĐMST đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Chỉ số ĐMST (GII) liên tục được cải thiện trong 13 năm qua cho thấy hiệu quả trong việc chuyển các nguồn lực đầu vào thành kết quả đầu ra ĐMST. Năm 2023, Việt Nam xếp thứ 46/132 quốc gia/nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2022. Đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á, duy trì vị trí thứ 2 trong nhóm 36 nền kinh tế thu nhập trung bình thấp.
 

Toàn cảnh Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và ĐMST thế giới năm 2024
Toàn cảnh Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và ĐMST thế giới năm 2024

Cùng với đó, hệ sinh thái KNST của Việt Nam ngày càng phát triển, tạo ra một thế hệ doanh nghiệp mới kinh doanh dựa trên tài sản trí tuệ và đủ năng lực tiếp cận thị trường toàn cầu. Trong những năm qua, bên cạnh các hoạt động hỗ trợ của khối tư nhân, Nhà nước đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ KNST.

Mạng lưới hỗ trợ KNST đã và đang phát triển tương đối năng động và hiệu quả với sự tham gia tích cực của các chủ thể trong hệ sinh thái. Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST quốc gia đang hình thành tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh và một số địa phương. Hơn 20 địa phương đã và đang thành lập Trung tâm KNST để kết nối các nguồn lực địa phương, vùng và quốc gia.

Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ ngày càng hoàn thiện, tạo động lực thúc đẩy, hỗ trợ các hoạt động ĐMST, ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất, kinh doanh. Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và đổi mới công nghệ được các bộ, ngành, địa phương quan tâm, thúc đẩy. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam còn nhiều dư địa để thúc đẩy ĐMST trong doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và ĐMST trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội bền vững và thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của con người, ngày 21/4 hàng năm được chọn làm Ngày Sáng tạo và ĐMST thế giới. Năm 2024 là năm thứ ba Bộ KH&CN tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và ĐMST thế giới.
Năm nay, chủ đề được lựa chọn là “Inspire” - truyền cảm hứng, phản ánh vai trò quan trọng của giáo dục trong việc nuôi dưỡng tâm trí sáng tạo cho thế hệ trẻ, đặc biệt là trong việc bổ sung sức mạnh cho thanh niên trong lĩnh vực STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học). Bà Pauline Tamesis chia sẻ, đây là một lĩnh vực mà Việt Nam đặt sự quan tâm đặc biệt, và Liên hợp quốc tại Việt Nam cũng như vậy. Hành trình để Việt Nam đạt được các Tiêu chí phát triển bền vững vào năm 2030 và khát vọng của Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển thu nhập cao vào năm 2045 phụ thuộc rất nhiều vào ĐMST. Chúng không chỉ là công cụ mà còn là bản chất để đưa Việt Nam trở thành một trung tâm vùng lãnh thổ của ĐMST.
 

Tác giả bài viết: Thắng Lợi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây