Tri thức doanh nhân

http://trithucdoanhnhan.vn


Nhà tâm linh Phạm Thị Sâm – Người góp phần gìn giữ tín ngưỡng dân gian thuần Việt

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử lâu đời của người Việt, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn, là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin và có sức thu hút mọi tầng lớp trong xã hội. Tâm là giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu. Mẫu dạy con người sống hướng thiện, có cái tâm trong sáng, biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà tổ tiên và biết ơn những người có công với dân, với nước.
Nhà tâm linh Phạm Thị Sâm – Người góp phần gìn giữ tín ngưỡng dân gian thuần Việt

Nhà tâm linh Phạm Thị Sâm sinh ra ở tỉnh Thái Bình – vùng đất địa linh nhân kiệt, khung cảnh yên bình và trù phú đúng như tên gọi của mình. Người dân Thái Bình cần cù, sáng tạo, dũng cảm và thân thiện. Ở bất cứ đâu chúng ta cũng bắt gặp những nụ cười hồn hậu của người dân nơi đây. Vào mùa nào cũng vậy, Thái Bình là một bức tranh tuyệt mỹ đầy màu sắc; lúc lúa đương thì con gái, khắp nơi chế ngự một nền xanh bất tận, điểm xuyết những cánh cò trắng, còn vào mùa lúa chín, tất cả vàng rộm một màu, chen lẫn những ngôi đền, ngôi làng trù phú dưới bóng những bụi tre… Góp nhặt những nét tinh tế của một vùng đất trù phú cùng với những nét văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa của dân tộc Việt, từ khi lên 9 tuổi bà đã đi tu theo con đường phật pháp và đến năm 37 tuổi nhận sóng tâm linh từ thiên và xưng danh Mẫu Hoàng Thiên Phạm Thị Sâm.
 

cuong

Bà khẳng định: "Giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu là tâm hướng thiện, bởi mỗi người mẹ đều dạy con phải tu nhân tích đức, làm đẹp cho xã hội. Người đến thờ Mẫu tâm phải sáng, trong cuộc sống thể hiện là người biết ăn ở, biết đối nhân xử thế, thành tâm thờ phụng ông bà tổ tiên, cao hơn là biết ơn những người có công với dân, với nước theo đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của người Việt."

Chính vì vậy, nhà tâm linh Phạm Thị Sâm luôn đặt chữ “tu thiện” hàng đầu để mở mang lòng người cho trí tuệ, tư duy được sáng suốt, minh mẫn và luôn yêu thương con người; không ham danh lợi, hiển vinh, không xa hoa, lãng phí, không hận thù, tham vọng, không ganh ghét, chia rẽ; không có tâm dạ xấu. Hướng con người tới việc xây dựng bảo vệ chủ quyền đất nước, cầu cho quốc thái dân an. Không nên hầu đồng, hầu bóng, không nên nhảy múa cửa ngài, không đốt nhiều vàng mã, tiền vàng. Đồng thời, cũng nên thờ tổ tiên trong nhà, thờ phật tổ thiên đình, thờ liệt sĩ, tu tâm tại nhà…tiền vàng ngũ mã bỏ qua, hướng theo con đường đạo mới…

Vượt lên những cám dỗ cơm áo, gạo tiền, những người con của Mẫu trong đó có nhà tâm linh Phạm Thị Sâm luôn sống lạc quan, yêu đời với niềm tin vào con người, vào đạo hiếu. Trải qua biết bao thăng trầm, đến nay nhà tâm linh Phạm Thị Sâm đã có gần 20 năm theo đạo Mẫu và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Với những gì đã và đang làm được trong việc giúp người, giúp đời nhà tâm linh Phạm Thị Sâm đã nhận được rất nhiều giải thưởng cao quý nhưng niềm vinh dự nhất đối với bà chính là sự góp công sức của mình trong việc góp phần gìn giữ tín ngưỡng dân gian thuần Việt.

Bà cho biết thêm: "Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, tín ngưỡng thờ Mẫu luôn có sự gắn bó, dung hòa với các tôn giáo, tín ngưỡng khác, nương tựa, bổ sung cho nhau để cùng nhau tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, trong suốt tiến trình phát triển, tín ngưỡng thờ Mẫu còn tích tụ, hàm chứa nhiều giá trị tiêu biểu của lịch sử và văn hóa truyền thống, góp phần giữ gìn, lưu truyền và phát huy những tinh hoa văn hóa thuộc về bản sắc dân tộc độc đáo của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều nơi, việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đã nảy sinh tình trạng hỗn loạn, nhiều biến tướng, gây bức xúc trong nhân dân".
 

cuong 4


Tham gia nhiều hoạt động văn hóa nhằm gìn giữu phát huy tín ngưỡng thờ Mẫu của dân tộc là niềm tự hào của Nhà tâm linh Phạm Thị Sâm

Dẫu biết rằng, ở Việt Nam việc bảo tồn thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu là công việc lâu dài và khó khăn. Tín ngưỡng thờ Mẫu vốn chưa có quy định, khuôn mẫu cố định. Và những tranh luận về tín ngưỡng thờ Mẫu cũng có nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên với nhà tâm linh Phạm Thị Sâm khi đặt chữ “tu thiện” lên hàng đầu thì tín ngưỡng này sẽ góp phần củng cố lòng yêu quê hương đất nước, yêu dân tộc, yêu tổ tiên, yêu cội nguồn, đảm bảo tính kế thừa văn hóa qua các thời đại, hướng những người xung quanh sống cuộc đời tốt đời đẹp đạo.

Nhà tâm linh Phạm Thị Sâm sinh ra ở tỉnh Thái Bình – vùng đất địa linh nhân kiệt, khung cảnh yên bình và trù phú đúng như tên gọi của mình. Người dân Thái Bình cần cù, sáng tạo, dũng cảm và thân thiện. Ở bất cứ đâu chúng ta cũng bắt gặp những nụ cười hồn hậu của người dân nơi đây. Vào mùa nào cũng vậy, Thái Bình là một bức tranh tuyệt mỹ đầy màu sắc; lúc lúa đương thì con gái, khắp nơi chế ngự một nền xanh bất tận, điểm xuyết những cánh cò trắng, còn vào mùa lúa chín, tất cả vàng rộm một màu, chen lẫn những ngôi đền, ngôi làng trù phú dưới bóng những bụi tre… Góp nhặt những nét tinh tế của một vùng đất trù phú cùng với những nét văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa của dân tộc Việt, từ khi lên 9 tuổi bà đã đi tu theo con đường phật pháp và đến năm 37 tuổi nhận sóng tâm linh từ thiên và xưng danh Mẫu Hoàng Thiên Phạm Thị Sâm.
 

cuong 3

Bà khẳng định: "Giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu là tâm hướng thiện, bởi mỗi người mẹ đều dạy con phải tu nhân tích đức, làm đẹp cho xã hội. Người đến thờ Mẫu tâm phải sáng, trong cuộc sống thể hiện là người biết ăn ở, biết đối nhân xử thế, thành tâm thờ phụng ông bà tổ tiên, cao hơn là biết ơn những người có công với dân, với nước theo đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của người Việt."

Chính vì vậy, nhà tâm linh Phạm Thị Sâm luôn đặt chữ “tu thiện” hàng đầu để mở mang lòng người cho trí tuệ, tư duy được sáng suốt, minh mẫn và luôn yêu thương con người; không ham danh lợi, hiển vinh, không xa hoa, lãng phí, không hận thù, tham vọng, không ganh ghét, chia rẽ; không có tâm dạ xấu. Hướng con người tới việc xây dựng bảo vệ chủ quyền đất nước, cầu cho quốc thái dân an. Không nên hầu đồng, hầu bóng, không nên nhảy múa cửa ngài, không đốt nhiều vàng mã, tiền vàng. Đồng thời, cũng nên thờ tổ tiên trong nhà, thờ phật tổ thiên đình, thờ liệt sĩ, tu tâm tại nhà…tiền vàng ngũ mã bỏ qua, hướng theo con đường đạo mới…

Vượt lên những cám dỗ cơm áo, gạo tiền, những người con của Mẫu trong đó có nhà tâm linh Phạm Thị Sâm luôn sống lạc quan, yêu đời với niềm tin vào con người, vào đạo hiếu. Trải qua biết bao thăng trầm, đến nay nhà tâm linh Phạm Thị Sâm đã có gần 20 năm theo đạo Mẫu và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Với những gì đã và đang làm được trong việc giúp người, giúp đời nhà tâm linh Phạm Thị Sâm đã nhận được rất nhiều giải thưởng cao quý nhưng niềm vinh dự nhất đối với bà chính là sự góp công sức của mình trong việc góp phần gìn giữ tín ngưỡng dân gian thuần Việt.
 

cuong 2


Được nhiều người mến mộ, biết đến nhờ tấm lòng đức độ luôn giúp đỡ mọi người vươn đến cuộc sống tốt đời đẹp đạo

Bà cho biết thêm: "Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, tín ngưỡng thờ Mẫu luôn có sự gắn bó, dung hòa với các tôn giáo, tín ngưỡng khác, nương tựa, bổ sung cho nhau để cùng nhau tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, trong suốt tiến trình phát triển, tín ngưỡng thờ Mẫu còn tích tụ, hàm chứa nhiều giá trị tiêu biểu của lịch sử và văn hóa truyền thống, góp phần giữ gìn, lưu truyền và phát huy những tinh hoa văn hóa thuộc về bản sắc dân tộc độc đáo của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều nơi, việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đã nảy sinh tình trạng hỗn loạn, nhiều biến tướng, gây bức xúc trong nhân dân".

Dẫu biết rằng, ở Việt Nam việc bảo tồn thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu là công việc lâu dài và khó khăn. Tín ngưỡng thờ Mẫu vốn chưa có quy định, khuôn mẫu cố định. Và những tranh luận về tín ngưỡng thờ Mẫu cũng có nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên với nhà tâm linh Phạm Thị Sâm khi đặt chữ “tu thiện” lên hàng đầu thì tín ngưỡng này sẽ góp phần củng cố lòng yêu quê hương đất nước, yêu dân tộc, yêu tổ tiên, yêu cội nguồn, đảm bảo tính kế thừa văn hóa qua các thời đại, hướng những người xung quanh sống cuộc đời tốt đời đẹp đạo.

Tác giả bài viết: Phương Phương

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây